Loading
  • Vận tải hàng hoá
  • Vận tải hàng hoá

Phí, lệ phí và cước dịch vụ cho tàu tại cảng (cảng phí)

1. Phí, lệ phí hàng hải

1.1 Khái niệm, nguyên tắc xác định

Phí và lệ phí hàng hải là số tiền phải nộp với mức thu quy định theo Biểu phí và lệ phí của cơ quan có thẩm quyền công bố. Phí và lệ phí hàng hải được xác định theo các nguyên tắc sau:

a. Dung tích toàn phần (Gross tonnage – GT):

- Đối với tàu thủy chở hàng khô (kể cả container) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu ghi trong Giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

- Đối với tàu chở hàng lỏng (Liquid cargo tankers): tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận Đăng kiểm.

- Đối với tàu ra vào để chở khách, phá dỡ: tính bằng 50% GT lớn nhất trong giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

- Đối với tàu thủy không ghi GT, được quy đổi:

+ Tàu thủy chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 1 GT.

+ Tàu kéo đẩy: 01HP (KW) tính bằng 0,5 GT.

+ Salan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

  • Đối với đoàn salan, tàu kéo: tính tổng GT của đoàn salan và tàu kéo.

b. Đơn vị tính công suất máy:

Được tính bằng mã lực (Horse power – HP) hoặc kilôoát (KW) của tàu thủy. Phần lẻ dưới 01 HP hoặc KW tính tròn 01 HP hoặc KW.

c. Đơn vị thời gian:

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính bằng 24 giờ. Phần lẻ từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút. Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

d. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì):

Tính bằng tấn hoặc mét khối. Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 mét khối không tính. Từ 0,5 tấn hoặc 0,5 mét khối tính 01 tấn hoặc 01 mét khối.

e. Khoảng cách tính phí

Là hải lý. Phần lẻ dưới 01 hải lý tính bằng 01 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến là mét cầu bến. Phần lẻ chưa đủ 01 mét tính bằng 01 mét.

f. Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải:

- Đối với tàu hoạt động hàng hải tuyến quốc tế: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là Đô la Mỹ (USD). Trường hợp quy đổi sang tiền VNĐ thì theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.

- Đối với hoạt động hàng hải giữa các cảng biển Việt Nam: đơn vị thanh toán phí là đồng Việt Nam (VNĐ).

- Trường hợp trong một chuyến tàu nhận và trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận và trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và được áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động hàng hải quốc tế.

a. Biểu phí và lệ phí hàng hải được chia thành 3 phần:

+ Những quy định chung: Quy định các đơn vị tính và giải thích các thuật ngữ cùng quy định phân chia các khu vực cảng biển.

+ Biểu thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế: Quy định đối tượng áp dụng là các loại tàu thủy vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam (kể cả hành khách và thuyền viên tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại).

   + Biểu thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thủy hoạt động vận tải nội địa giữa các cảng biển Việt Nam: Quy định áp dụng cho các loại tàu thủy vận tải hàng hóa nội địa giữa các cảng biển Việt Nam.

b. Các khoản mục phí, lệ phí hàng hải:

  • Phí trọng tải (Tonnage due)

+ Mức thu: Tính cho từng lượt tàu vào và rời cảng.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT/ lượt vào (ra).

+ Nguyên tắc thu phí: Thu theo lượt tàu vào và rời cảng. Ngoài ra còn một số trường hợp miễn giảm phí như: tàu vào lấy nhiên liệu, nước ngọt (thu 70%); tàu đến cảng hơn 3 chuyến/tháng (60%)...

+ Những trường hợp không thu phí trọng tải: Tàu vào tránh bão khẩn cấp, cấp cứu bệnh nhân; Salan con của tàu LASH...

  • Phí bảo đảm hàng hải (Navigation fee).

+ Mức thu: Tính cho từng lượt tàu vào và rời cảng theo từng khu vực cảng (I,II,III)  và tàu LASH.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT/ lượt vào (ra).

   + Nguyên tắc thu phí: Một số trường hợp miễn, giảm phí như: tàu đến cảng hơn 3 chuyến/tháng (thu 80%); tàu nhận dầu, nước ngọt (thu 50%)...

   + Trường hợp không thu phí bảo đảm hàng hải: Xuồng hoặc canô của tàu mẹ cở khách neo tại khu vực hàng hải.

  • Phí hoa tiêu (Pilot fee)

+ Mức thu:  Tính theo Dung tích tàu và cự ly hoa tiêu dẫn tàu.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – hải lý.

   Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 200USD hoặc 300.000VNĐ.

+ Nguyên tắc thu: Tính cả thời gian chờ đợi của hoa tiêu khi hoa tiêu rời vị trí xuất phát và các trường hợp miễn giảm phí.

  • Phí neo đậu tại vũng, vịnh (Anchorage fee)

+ Đối với phương tiện:

Trong 30 ngày đầu: mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/GT – giờ.

Các trường hợp miễn giảm: tàu đến cảng hơn 4 chuyến/ tháng; tàu hoạt động định tuyến có GT> 50.000 (thu 40%)...

+ Đối với hàng hóa:

Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ) / tấn, chiếc, container)

  • Phí sử dụng cầu bến, phao neo (Berth due, buoy due)

+ Đối với phương tiện:

Đỗ tại cầu, phao: Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – giờ.

Chiếm cầu, phao: Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – giờ.

+ Đối với hàng hóa:

Làm hàng tại cầu, phao: Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/ tấn (container).

+ Đối với hành khách:

Hành khách qua bến: Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/ người/ lượt vào (ra).

 

  • Lệ phí ra vào cảng biển (thủ tục phí – Fomality fee)

+ Lệ phí thủ tục: Tính theo trọng tải tàu và từng chuyến tàu đến cảng.

Mức thu = Đơn giá (USD, VNĐ)/ chuyến.

+ Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): thu theo lần chứng thực.

2. Phí và giá cước dịch vụ tại cảng

a. Khái niệm và kết cấu biểu giá cước:

   Tuỳ theo năng lực của từng cảng mà các cảng ban hành Biểu phí và giá cước các loại dịch vụ cho phương tiện và hàng hóa đến cảng sau khi được sự đồng ý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

   Biểu giá cước dịch vụ là mức thu theo quy định của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mà chủ các loại phương tiện và hàng hóa khi đến cảng phải trả để được  cung cấp các dịch vụ.

   Biểu giá cước dịch vụ thường áp dụng cho 2 đối tượng:

+ Biểu giá cước dịch vụ áp dụng cho vận tải nội địa.

+ Biểu giá cước áp dụng cho chủ tàu (Đại lý) vận tải quốc tế.

b. Quy định giá cước các khoản mục dịch vụ:

   Ngoài phần quy định chung và giải thích thuật ngữ, biểu giá cước bao gồm các mức giá của các dịch vụ và được chia thành 5 phần. Cụ thể như sau:

  • Giá dịch vụ cho phương tiện vận tải thủy

- Dịch vụ hỗ trợ tàu, hộ tống tàu: tính theo chiều dài tàu yêu cầu hỗ trợ khi di chuyển, cập rời cầu và các trường hợp hỗ trợ khác. Ngoài ra còn quy định các trường hợp tính tăng thêm, các trường hợp đặc biệt và giá cước tính theo giờ khi sử dụng các tàu lai.

- Dịch vụ buộc cởi dây: tính theo số lần buộc, cởi dây cho phương tiện với từng loại trọng tải tại phao hoặc cầu bến. Ngoài ra còn quy định trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm theo biểu giá.

- Dịch vụ đóng mở nắp hầm hàng: Tính trên số lần đóng hoặc mở nắp hầm hàng khi sử dụng cần cẩu bờ hoặc cần cẩu tàu, theo đơn giá ứng với từng loại trọng tải tàu như: dưới 5000DWT, từ 5000 đến 100000DWT, trên 100001DWT...

  • Giá dịch vụ xếp dỡ

- Giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa ngoài container:

+ Hàng hóa thông thường: Bao gồm biểu giá cước các loại hàng theo 9 nhóm ứng với từng phương án xếp dỡ như: Hầm tàu salan) – toa xe (ôtô); Hầm tàu – Kho bãi; Tàu – Salan (sang mạn)...

+ Hàng hóa là ôtô, xe chuyên dụng: Biểu cước chi tiết theo từng phương án xếp dỡ ứng với 2 loại: khi có sử dụng thiết bị nâng hạ và khi phương tiện tự di chuyển.

+ Những trường hợp khác: Quy định những trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm đi so với biểu cước.

- Giá dịch vụ xếp dỡ hàng container:

+ Biểu cước xếp dỡ: Quy định mức giá cước xếp dỡ ứng với 3 loại container khi có hàng và rỗng như Container ≤ 20’; Container 40’; Container >40’ ứng với các phương án xếp dỡ: Tàu – Bãi; Tàu - Đi thẳng; Tàu – Salan.

+ Những trường hợp khác: Quy định những trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm bớt so với biểu giá cước.

  • Giá dịch vụ chuyển tải

- Chuyển tải hàng hóa ngoài container: Quy định giá cước chuyển tải hàng hóa theo 9 nhóm loại hàng tại các khu chuyển tải.

- Chuyển tải hàng container: Quy định mức giá hoặc theo thoả thuận giữa Cảng và hãng tàu trong hợp đồng.

  • Giá dịch vụ lưu kho bãi

- Dịch vụ lưu kho bãi hàng ngoài container: Quy định giá lưu kho, lưu bãi đối với: hàng hóa là ôtô và các loại xe chuyên dụng; Hàng hóa khác.

- Dịch vụ lưu kho bãi hàng container: Quy định giá lưu kho, lưu bãi đối với:

+ Container thông thường: loại <20’, 40’, >40’ có hàng hoặc rỗng theo 2 mức: trong 20 ngày đầu và từ ngày 21 trở đi.

+ Container lạnh có sử dụng điện: Quy định với 2 loại container là 20’ và 40’. Đơn vị tính theo  USD (VNĐ) /container – giờ với mức thu tối thiểu một lần sử dụng diện là 01 giờ.

  • Giá các loại dịch khác

Quy định giá cước các loại dịch vụ khác được cung ứng tại cảng, bao gồm: thuê công nhân; thuê cầu (không vì mục đích làm hàng); thuê kho, bãi; thuê đóng gói (bao bì do khách hàng cung cấp) và các khoản cước dịch vụ khác.

 

Other news

Professional service

Bringing you quality and professional services

Dedicated partner

Fulfill customers' needs, ensure the interests of partners

Reliable - Effective

Ensure reliable, cost-effective services

VOSAL - ĐẠI LÝ TÀU BIỂN & LOGISTICS VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

Ô tô VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO
VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

 +84 913 065 234 Đại lý tàu biển, Logistics, Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải