Các tài liệu giấy tờ chuyến đi của tàu vận tải biển và các bên liên quan đến khai thác tàu vận tải biển
1. Hồ sơ kỹ thuật và khai thác của tàu vận tải biển
1. Hồ sơ kỹ thuật của tàu
- Sơ đồ bản vẽ tổng thể tàu: cho biết vị trí các khoang, các buồng, kho, hầm, v.v.trên tàu
- Sơ đồ bản vẽ chi tiết và các thông số kỹ thuật của tàu
- Các đồ thị và các bảng biểu mô tả các trạng thái làm việc của các thiết bị, các mức tải,…
2. Hồ sơ khai thác tàu vận tải biển
+) Sơ đồ các hầm hàng, buồng khách
+) Sơ đố các két nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn tàu
+) Các giấy chúng nhận của tàu:
Trong suốt quá trình khai thác, tàu phải mang theo các giấy chứng nhận có giá trị hiệu lực dài hạn (bản sao công chứng) để chứng minh tàu có đầy đủ các điều kiện kinh doanh hợp pháp, gồm:
- Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký tàu biển (Certificate of registry).
- GCN khả năng đi biển (Seaworthiness certificate) .
- GCN dung tích quốc tế(1969)- (International tonnage certificate)(1969).
- GCN mạn khô quốc tế (International Load Line Certificate).
- GCN cấp tàu biển (Classification certificate).
- GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng (Cargo Ship Safety Equiment Certificate).
- GCN an toàn kết cấu tàu hàng (Cargo Ship Safety Construction Certificate).
- GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng (Cargo ship safety radio Certificate).
- GCN định biên an toàn tối thiểu (Certificate of Minimum Safety Manning )
- GCN quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra (international oil pollution prevention Certificate).
- GCN quốc tế về an ninh tàu biển (International Ship Security Certificate- ISSC)
- GCN Quản lý an toàn (Safety Managemnet Certificate- SMC)
- GCN phù hợp ((Document Of Compliance -DOC)
- GCN diệt chuột và miễn diệt chuột (Derating certificate and Exeption Derating certificate)
- Đơn bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance Policy)
- GCN bảo hiểm P&I (P&I Certificate)
- Các GCN khác của tàu dầu, tàu khách,…
II. Các tài liệu chuyến đi (thay đổi theo từng chuyến đi)
Ngoài các giấy tờ của tàu nêu trên, trong từng chuyến đi tàu còn phải có các loại giấy tờ sau đây theo yêu cầu thủ tục kiểm tra hành chính tại cảng:
- Sổ Hộ chiếu thuyền viên (Seaman Passport)
- Visa thuyền viên (nếu yêu cầu riêng của cảng)
- Sổ tiêm chủng quốc tế của thuyền viên
- Các chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
- Sổ nhật ký tàu (Log book.)
- Sổ nhật ký buồng máy (Engineeroom log book) .
- Sổ nhật ký điện ( Electrical log book) .
- Sổ nhật ký y tế (Sanitary log book) .
- Sổ nhật ký dầu (Oil record book) .
- Giấy phép rời cảng (Port Clearance)
- Các bản khai do tàu/ đại lý lập trong từng chuyến đi theo FAL65 hoặc IMO:
(1)- Bản khai chung (General Declaration)
(2)- Bản khai hàng hoá/bản lược khai hàng hoá (Cargo Declaration/manifest)
(3)- Bản khai kho dự trữ trên tàu (Ship’s Stores Daclaration)
(4)- Danh sách thuyền viên (Crew List)
(5)- Danh sách hành khách (Passenger List)
(6)- Bản khai đồ dùng cá nhân thuyền viên (Crew’s Effects Declaration
(7)- Bản khai sức khỏe (Health Declaration)
(8)- Bản lược khai hàng nguy hiểm (Dangerous Goods Manifest)
III Các bên liên quan đến khai thác tàu vận tải biển
1. Các bên chính
a. Chủ tàu biển (Ship Owner)
Theo luật Hàng hải Việt Nam Chủ tàu biển là người sở hữu tàu.
Chủ tàu là người đứng tên mình thực hiện công tác quản lý và khai thác tàu, là người đứng ra ký kết các hợp đồng hàng hải liên quan đến tàu biển
Chủ tàu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của mình liên quan đến tàu biển.
b. Người chuyên chở đường biển (Sea Carrier)
Người chuyên chở đường biển là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc tàu biển thuê của người khác để thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc hành khác nhằm mục đích nhận tiền cước vận chuyển. Người chuyên chở đường biển là một bên chính của hợp đồng vận tải, có thể là chủ tàu (Ship Owner) hoặc là người thuê tàu đứng ra ký kết hợp đồng vận tải với người thuê vận chuyển.
* Nghĩa vụ của Người chuyên chở đường biển (carrier’s duties).
Làm cho tàu đủ khả năng đi biển.
Biên chế, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu.
Làm cho các hầm hàng/ nơi chứa hàng đủ điều kiện nhận hàng, vận chuyển và bảo quản an toàn
Cung cấp chứng từ vận tải (vận đơn đường biển)
Giao hàng cho người nhận hợp pháp trình chứng từ hợp lệ
c. Người thuê vận chuyển
Người thuê vận chuyển là người nhân danh mình hoặc nhân danh người khác ký kết HĐ để thuê người VC tiến hành v/c hàng hoá.
Người thuê vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các điều khoản của hợp đồng, cho dù họ là người được ủy thác thuê tàu. Người thuê vận chuyển có thể chỉ định một người khác thay mặt mình thực hiện nghĩa vụ giao hàng với người vận chuyển, ngưòi đó được gọi là người giao hàng (Bộ luật HHVN-2005)
Người thuê có quyền chuyển giao quyền thực hiện hợp đồng cho người thứ ba khác mà không cần sự đồng ý của bên vận chuyển, nhưng phải có trách nhiệm về thực hiện HĐ theo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm với bên thứ ba đã được chuyển giao quyền
Người thuê vận chuyển sẽ trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn khi có các khiếu kiện liên quan đến hợp đồng vận chuyển
d. Chủ hàng (Cargo Owner)
Là những người có quyền định đoạt về hàng được vận chuyển trên tàu. Chủ hàng có thể trực tiếp đi thuê tàu hoặc có thể uỷ thác cho một người khác đứng ra thuê tàu cho mình.
Nếu chủ hàng đóng vai trò Shipper thì sẽ có quyền phát lệnh giao hàng khi trên B/L ghi “TO ORDER”
e. Người thuê tàu
Là người đi thuê tàu của chủ tàu để tự mình thực hiện các dịch vụ vận chuyển. Họ có thể là người thuê tàu trần hoặc người thuê tàu định hạn.
2. Các bên khác cung cấp dịch vụ cho tàu:
- Người môi giới hàng hải (Ship Broker
- Người đại lý (Ship’s Agent)
- Người xếp hàng (Stevedore)
- Người kiểm kiện (Tally man/Checker)
- Chuyên viên giám định (Surveyor)
- Công ty hoa tiêu hàng hải (Sea Pilot)
- Xí nghiệp Lai dắt (Towage Service Co.)
- Ngân hàng (Bank): Cung cấp dịch vụ thanh toán cho tàu.
* Ngoài ra còn có: Công ty bảo hiểm, cứu hộ, Đăng kiểm, ....
3. Các cơ quan kiểm tra tàu tại cảng: Gồm:
- Cảng vụ: Kiểm tra tính hợp pháp của tàu trong mọi vấn đề khai thác tàu
- Bộ đội Biên phòng: Kiểm tra tính hợp pháp của thuyền viên và hành khách và về mặt an ninh
- Hải quan: Kiểm tra phòng chống gian lận thương mại và buôn lậu hàng hóa
- Kiểm dịch y tế: Kiểm tra và ngăn ngừa dịch tễ lây lan từ tàu lên bờ và ngược lại
- Kiểm tra hành chính Nhà nước tại cảng biển (PSC): Kiểm tra hành chính về an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu.