Loading
  • Vận tải hàng hoá
  • Vận tải hàng hoá

Tranh Chấp Hàng Hải: Điều khoản “Chống lỗi vi phạm” và khoản thiệt hại 2 triệu USD của người thuê tàu – Vụ việc tàu “Li Hai”

Điều khoản Anti-Technicality trong thuê tàu định hạn:

Trong hợp đồng thuê tàu định hạn, điều khoản rút tàu có thể có tác dụng rất tiêu cực đối với người thuê tàu, đặc biệt khi việc không trả tiền thuê tàu không phải do lỗi của họ, mà là do lỗi của ngân hàng trong việc chuyển tiền chẳng hạn.

Vì thế, trong hợp đồng thuê thường bao gồm một điều khoản “Anti-Technicality” (tạm dịch - “Chống Lỗi Vi Phạm”) để bảo vệ người thuê tàu. Một điều khoản như vậy yêu cầu chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu khi xảy ra sai sót để người thuê tàu có cơ hội khắc phục. Thông báo “Chống Lỗi Vi Phạm” phải ở dạng một tối hậu thư quy định rõ ràng khoản tiền nợ, thời hạn thanh toán. Trong vụ việc tàu “Li Hai”, thông báo này không thỏa mãn yêu cầu trên và cũng mập mờ về khoản tiền thuê còn nợ. Do đó, chủ tàu đã vi pham khi rút tàu và phải chịu trách nhiệm với người thuê tàu về phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thuê tàu đối với phần còn lại của thời hạn thuê tàu. Chi tiết diễn biến vụ việc xin mới Quý bạn đọc theo dõi dưới đây:

Tóm tắt vụ việc:

"Li Hai", một tàu vận tải hàng rời kích cỡ "handymax", đã được các nguyên đơn (Western Bulk Carriers K/S) thuê liên tục kể từ năm 1999 và đang thực hiện theo hợp đồng thuê lần thứ tư khi các chủ tàu (Li Hai Maritime Inc) gửi thông báo rút tàu vì khoản tiền 500 đô la Mỹ chưa được thanh toán.

Hợp đồng thuê tàu, ngày 27 tháng 9 năm 2002, theo mẫu NYPE đã được sửa đổi và có thời hạn khoảng 5/7 tháng theo lựa chọn của người thuê tàu với một lựa chọn gia hạn 5/7 tháng nữa.

Giá thuê tàu tại thời điểm ký là 9.100 đô la Mỹ mỗi tháng. Nhưng kể từ đầu năm 2003, nhu cầu thị trường cho các loại tàu có công suất lớn bắt đầu tăng lên. Đến tháng 10 năm 2003, nó gấp khoảng hai lần rưỡi giá thuê tàu đã ký.

Thông báo

Vào tháng 8 năm 2003, có sự bất đồng về một loại dầu nhiên liệu mà chủ tàu cho rằng không tinh khiết và gây ra các vấn đề về động cơ. Những người thuê tàu cho rằng nhiên liệu chỉ sai một chút so với thông số kỹ thuật và phù hợp để sử dụng và ra lệnh cho thuyền trưởng nạp thêm dầu nhiên liệu tại Hồng Kông. Tuy nhiên, thuyền trưởng nhất quyết rằng phần nhiên liệu kém chất lượng phải được loại bỏ và làm sạch bồn nhiên liệu trước. Do đó, người thuê tàu phải chịu phí hủy tiếp nhiên liệu là 500 đô la Mỹ.

Ngày 13 tháng 10 năm 2003, khi thanh toán tiền thuê lần thứ 45, người thuê tàu đã thực hiện hai khoản khấu trừ:

1. Đối với phí hủy bỏ tiếp nhiên liệu (500$) mà họ phải chịu đối với đơn đặt hàng tháng 8 năm 2003;

2. 7 ngày tiền thuê tàu dựa trên ước tính về thời gian tàu sẽ lên đà và kiểm tra tại Thượng Hải.

Nhưng bên thuê tàu cũng đã chuyển cùng một khoản thanh toán trước cho thực phẩm và dây cáp.

Các chủ sở tàu đã tranh cãi với bên thuê về tính hợp lệ của các khoản khấu trừ và sau khi trao đổi thư từ, đã đưa ra thông báo “Chống Lỗi Vi Phạm ” sau:

" Xin lưu ý rằng người thuê tàu đã vi phạm khoản 5 của hợp đồng thuê tàu ngày 27 tháng 9 năm 2002. Chủ tàu thông báo trước 72 giờ rằng chủ tàu sẽ rút tàu khỏi dịch vụ của người thuê tàu mà không ảnh hưởng đến bất kỳ khiếu nại nào mà chủ tàu có thể có đối với người thuê tàu".

Vì khoản 5 đề cập đến các khoản thanh toán tiền thuê, người thuê tàu cho rằng thông báo của chủ sở hữu nhằm vào khoản khấu trừ tiền thuê và người thuê tàu sau đó đã chuyển khoản phần khấu trừ này ngày 17 tháng 10 (nhưng không chuyển khoản phí hủy bỏ tiếp nhiên liệu 500$)  

Hết thời hạn 72 giờ quy định trong thông báo, Ngày 22 tháng 10 năm 2003, các chủ tàu rút tàu Li Hai.

Người thuê tàu đã khiếu nại rằng thủ tục rút và từ chối hợp đồng thuê là sai luật. 

Phán quyết:

Ông Hirst – Cố vấn nữ hoàng, Phó Thẩm phán tại Tòa án Thương mại cho rằng để có hiệu lực, thông báo rút tàu phải rõ ràng về các điều khoản của nó, điều mà thông báo của chủ tàu không đáp ứng được. Do đó, việc rút tàu của chủ tàu là trái luật.

Ngoài ra, ông cho rằng các điều khoản của thông báo đã đánh lừa người thuê tàu để họ tin rằng họ chỉ đang bị phản đối về khoản khấu trừ ngày thuê tàu và do đó, chủ tàu không thể dựa vào việc bên thuê không thanh toán khoản chi phí khác mà họ không nắm rõ.

Kết quả, chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thuê tàu là chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường khi thuê một tàu thay thế cho phần còn lại của hợp đồng thuê, lên tới 2.036.211 đô la Mỹ.

Tuy nhiên, trong quá trình phán định của mình, Ông Hirst cũng ủng hộ chủ tàu ở những điểm sau:

1. Bởi vì người thuê tàu là bên tiếp nhiên liệu không đạt chuẩn trước đó, họ phải chịu phí hủy bỏ tiếp nhiên liệu (500$) do yêu cầu làm sạch bể chứa của chủ tàu;

2. Mặc dù số tiền lương thực và cáp đã được thanh toán trước, nhưng người thuê tàu không có quyền dựa vào khoản thanh toán này để bù đắp cho khoản khấu trừ phí hủy tiếp nhiên liệu

 Hoàng Hiệp

Tin khác

Dịch vụ chuyên nghiệp

Đem đến cho Quý khách các dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp

Đối tác tận tâm

Đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng đảm bảo được quyền lợi của đối tác

Tin cậy – Hiệu quả

Đảm bảo cung cấp những dịch vụ đáng tin cậy, hiệu quả về chi phí

VOSAL - ĐẠI LÝ TÀU BIỂN & LOGISTICS VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

Ô tô VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO
VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

 +84 913 065 234 Đại lý tàu biển, Logistics, Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải