Các đặc trưng kỹ thuật của tàu và ứng dụng trong khai thác tàu
1. Các thông số kỹ thuật.
a. Tàu hàng khô tổng hợp ( MPP)
Ship’s Specifications (Ship’s Particular)
|
Tên tàu (Ship’s Name) |
VINASHIN STAR |
|
Quốc tịch/cảng đăng ký (Flag/port of Regisstry) |
Vietnam/ Haiphong port, Vietnam |
|
Loại tàu (Ship’s type) |
Multipurpose Dry Cargo Vessel |
|
Hô hiệu (Call Sign) |
XVJC |
|
Năm và nơi đóng (Year/ Place of Built) |
2003/Halong Shipyard |
|
Đăng kiểm (Classifiction/Classcification Number) |
NK (Japan)/ 031338 |
|
GCN kênh Suez (Suez Certificate No/ Suez GT/NT) |
3HO-0079TS/8,823.33/8,505.98 |
|
Dài/Rộng/Mớn nước (LOA/Breadth/Draught) |
136.40/22.00/7.70 m |
|
DWT/GT/NT |
12,668/8,310/4,570 |
|
Số hầm/Miệng hầm (HO/HA) |
3/3 |
|
Kích thước miệng hầm và kiểu nắp đậy hầm Hatches size/ Pontoon hatch Cover) |
Ha.1: 13.32m x12.60m; Ha.2: 25.92m x12.60m Ha3: 25.92m x12.60m |
|
Dung tích chứa hàng (Bale/Grain Capacity) |
Ho.1: 3,612/3,743 CM; Ho.2: 6,547/6,628 CM Ho.3: 6,085/6,156 CM; Total: 16,244/ 16,527 CM |
|
Loại cẩu và sức nâng (Derricks) |
Single boom 5 x30 MT /21 m |
|
Máy chính (Main Engine) |
MAN B7W 7SMC; 5,180 KW at 173 RPM |
|
Máy phát điện (Generators Engine) |
2x500 KVA (400 KW, 220/380/400v, 50hz) |
|
Tầm xa hoạt động (Endurance) |
12,500 NM |
|
Tốc độ (Speed) |
24 Persons /14 Knots |
|
Số lượng container (Number of Container)
|
- In Hold: 184 TEU or 84 FEU - On Upper Deck: 36 TEU or 16 FEU - On hatch cover: 90 TEU Total: 310 TEU or 100 FEU |
b. Tàu chở dầu/sản phẩm dầu (Tankers)
Ship’s Specifications (Ship’s Particular)
|
Ship’s Name |
VINASHIN -1 |
|
Flag/port of Regisstry |
Vietnam/ Haiphong port, Vietnam |
|
Ship’s type |
Oil Tanker |
|
Call Sign |
XVAB |
|
Year/ Place of Built |
2001/Halong Shipyard |
|
Office number/IMO number |
VN-1418- V-TD |
|
Inmarsat Mobile Number (IMN) |
457422910 |
|
Classifiction/Classcification Number |
VIRES/ VR 01071 |
|
Suez Certificate No/ Suez GT/NT |
|
|
LOA/Breadth/Depth/Draught |
90.345/14.00/7.85/6.35 m |
|
DWT/GT/NT |
3,781/2,286/1,279 |
|
Double hull, cargo tanks |
09 |
|
Cargo tanks capacity |
4,200 CBM |
|
Propellers/ Rudders |
2/2 |
|
Main Engine |
MAN B7W 7SMC; 5,180 KW at 173 RPM |
|
Generators Engine |
2x500 KVA (400 KW, 220/380/400v, 50hz) |
|
Generators for cargo oil pump |
2 x 470 CV |
|
Endurance |
12,500 NM |
|
Crew / Speed |
24 Persons /12 Knots |
2. Các đặc trưng kỹ thuật - khai thác cảu tàu
a. Đặc trưng kích thước chủ yếu của tàu biển (Principal Dimensions):
+) Chiều dài tàu (Length)
- Chiều dài lớn nhất (LOA = Length Overall ): còn gọi là chiều dài toàn bộ của tàu, được đo từ mũi tàu đến đuôi (lái) tàu. Thông số này thường được nêu trong các giấy tờ của tàu. Chiều dài của tàu cho biết tàu cần có cầu cảng dài bao nhiêu để neo đậu và xếp dỡ hàng hoá an toàn.
+) Chiều rộng của tàu (Beam/Breadth); được đo theo chiều ngang tàu tại nơi rộng nhất (Breadth Etreme = BMAX ); (m)
+) Chiều sâu tàu (Depth): Chiều sâu tàu được đo theo chiều thẳng đứng từ đáy tàu đến mép trên của boong tàu (Depth Moulded). Chiều sâu tàu liên quan đến chiều sâu hầm hàng, khả năng chứa hàng của tàu.
+) Mớn nước của tàu (Draught = Draft)
- Mớn nước không hàng (Light Draught )
- Mớn nước đầy hàng mùa hè (Assigned Draught/ Loaded Draught/ Summer Draft)
|
b. Dấu chuyên chở của tàu (Load – line Marks ) và chiều cao mạn khô (Free Board):
Dấu chuyên chở của tàu (International Load Line Marks) là những đường quy định mớn nước tối đa cho phép tàu có thể chuyên chở được hàng hoá tương ứng với từng vùng, từng mùa và các khu vực kinh doanh khác nhau của tàu.
Khi xếp hàng trên các khu vực khác nhau cần quan tâm đến các quy định về đường mớn nước để đảm bảo an toàn cho tàu.
|
c. Thang chia trọng tải của tàu (Ship’s Deadweight Scale)
Các thông số chủ yếu trên thang chia trọng tải liên quan đến vận chuyển hàng hoá, gồm:
- Mớn nước (Tính theo Mét hoặc Feet)
- Trọng lượng toàn phần của tàu (Lượng chiếm nước)
- Số tấn trên 1 cm chiều chìm tại các mức chìm của tàu
Mục đích: Thang chia trọng tải cho biết các mức trọng tải tại các mức chìm khác nhau theo vùng nước ngọt và nước mặn.
Ứng dụng:
- Xác định trọng lượng hàng cần xếp lên/dỡ ra khỏi tàu tàu theo các mức chìm cho phép tại các vùng nước có tỷ trọng khác nhau;
- Xác định mức chìm cho phép trong vùng nước ngọt và nước lợ để tàu đạt mớn nước biển dự kiến khi độ sâu của cảng không hạn chế.
Chúng ta biết rằng: mặc dù mức chìm của một con tàu ở vùng nước biển (S.W) và ở vùng nước lợ (D.W) hoặc vùng nước ngọt (F.W) bằng nhau, nhưng trọng tải tàu ở vùng nước biển (S.DWT) luôn lớn hơn trọng tải của nó ở vùng nước lợ (D.DWT) và vùng nước ngọt (F.DWT). Nói cách khác: với cùng mức trọng tải nhưng khi vào vùng nước lợ hoặc nước ngọt thì tàu chìm sâu hơn so với vùng nước mặn.
Để tàu ra cảng biển có mớn nước mặn đạt Ts thì trong vùng nước ngọt mớn nước xếp hàng TF phải đạt mức chìm sâu hơn so với TS một khoảng được gọi là mức chìm thêm cho phép, ký hiệu là FWA ( Fressh Water Allowance )
Mức chìm thêm cho phép được tính dựa vào khối lượng hàng được chất xếp thêm trong vùng nước ngọt và số tấn trên một Cm chiều chìm tương ứng.
Tức là: FWA = DQ/TPC; (m)
Với: DQ= S.DWT- F.DWT ; (T)
Mức chìm cho phép trong vùng nước ngọt là: Tf=Ts +FWA; (m)
- Khi tàu xếp hàng ở vùng nước lợ (brackish/Dock Water) có tỷ trọng: 1000 Kg/M3 < r <1.025kg/M3 thì độ lệch giữa mức chìm cho phép ở vùng nước lợ so với mớn nước biển dự tính đwọc gọi là mức chìm thêm cho phép ở vùng nước lợ, ký hiệu là DWA (Dock Water Allowace).
DWA được xác định như sau:
Mức chìm cho phép trong vùng nước ngọt là: TD=Ts +DWA ; (m)
Ví dụ về thang chia trọng tải tàu: Ship’s Deadweight Scale
Loading Scale |
|||||||
Sea water |
Mean draugth |
Fresh water |
|||||
T.P.C (T/Cm) |
Displacement |
DWT |
Metre |
Feet |
Displacement |
DWT |
T.P.C (T/Cm) |
50.06 49.60 .......... |
54030 49459 .......... |
45.250 40.689 ........... |
12 11 .............. |
39 36 ......... |
52.712 48.253 .......... |
43.250 39.483 ........ |
48.50 48.20 .......... |
Giả sử Với mức chìm ở nước mặn là TS =12 m thì S.DWT = 45.250 T
Với mức chìm ở nước ngọt làTF =12 m thì F.DWT = 43.250T.(xem bảng trên)
Ta có độ lệch về trọng lượng trong trường hợp này là DQ = 2.000 T.
Do vậy, trong vùng nước ngọt để đạt tới 45.250 T thì tàu phải xếp hàng đến mức chìm sâu hơn 12 M
Bảng Loading Scale (phần F.W) cho thấy ở mức chìm12 m thì T.P.C= 48,50 T/Cm
® Để xếp thêm 2.000 Tấn thì mức chìm thêm sẽ là: FWA= DQ/TPC
= 2000/48.50= 0,412 m.
® Mức chìm cho phép là: TF = 12,000 + 0,412 = 12,412m;
Giả sử tỷ trọng nước lợ là 1,015 T/M3 hay =1.015Kg/M3; Ta có:
DWA = FWA x (1.025 – Tỷ trọng nước lợ) = 412 x (1.025 -1.015) =164,80 mm
(1.025 - Tỷ trọng nước ngọt) 25
Như vậy, mức chìm trong vùng nước lợ sẽ là: MD = 12 + 0,164= 12,164 mét để khi ra biển đạt mớn nước là12 mét
d. Lượng chiếm nước và trọng tải của tàu
- Lượng chiếm nước (trọng lượng) tàu không (Light Displacement = D0 )
D0 = GVỏ + GMáy = g. d0. L0.B0.T0 : ( Tấn)
D0 tương ứng với trọng lượng vỏ, máy
- Trọng lượng tàu khi đầy hàng (Load Displacement )
Là trọng lượng của tàu khi chở đầy hàng ngập ngang đường nước mặn mùa hè
DH = G Vỏ +GMáy + QH + G DT + GTV = g. dH. LTK.BTK.TH ; (tấn)
Trong đó: g : là tỷ trọng nước biển (M3/T)
do , dH : Là hệ số béo thể tích phầm ngâm nước của tàu khi không hàng và khi đầy hàng
L0,B0,T0 : chiều dài, chiều rộng, chiều chìm của tàu khi chỉ có trọng lượng vỏ và máy tàu
LTK,BTK,TH : Chiều dài, rộng, chìm khi tàu chở đầy hàng ngập ngang đường Summer
GVỏ, , GMáy : Trọng lượng vỏ và trọng lượng máy tàu ; (T)