Loading
  • Đại lý tàu biển 2
  • Đại lý tàu biển 2

Những kiến thức về tàu, cảng biển và những thuật ngữ liên quan

Để tiến hành công việc của Đại lý hàng hải và giao nhận hàng hóa tại cảng cần phải nắm rõ những kiến thức cơ bản về tàu biển và các thuật ngữ liên quan đến hoạt động, khai thác tàu.

1. Tàu biển và thông số kỹ thuật. 

a. Khái niệm:

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác nhau chuyên dùng hoạt động trên biển (Điều 11- Bộ Luật hàng hải).

b. Các thông số kỹ thuật của tàu

Ship’s Name

VINASHIN STAR

Flag/port of Regisstry

Vietnam/ Haiphong port, Vietnam

Ship’s type

Multipurpose Dry Cargo Vessel

Call Sign

XVJC

Year/ Place of Built

2003/Halong Shipyard

Office number/IMO number

VN-1625- VT/9283552

Inmarsat Mobile Number (IMN)

457422910

Classifiction/Classcification Number

NK (Japan)/ 031338

Suez Certificate No/ Suez GT/NT

3HO-0079TS/8,823.33/8,505.98

LOA/Breadth/Depth/Draught

136.40/22.00/10.5/7.70  m

DWT/GT/NT

12,668/8,310/4,570

Double hull, Double bottom, HO/HA

3/3

Hatches size/ Pontoon hatch Cover

Ha.1: 13.32m x12.60m

Ha.2: 25.92m x12.60m

Ha3: 25.92m x12.60m

Bale/Grain Capacity

Ho.1: 3,612/3,743 CM

Ho.2: 6,547/6,628 CM

Ho.3: 6,085/6,156 CM

Total: 16,244/ 16,527 CM

Derricks

Single boom 5 x30 MT /21 m

Main Engine

MAN B7W 7SMC; 5,180 KW at 173 RPM

Generators Engine

2x500 KVA (400 KW, 220/380/400v, 50hz)

Endurance

12,500 NM

Crew / Speed

24 Persons /14 Knots

Number of Container

 

 

 

- In Hold: 184 TEU or 84 FEU

- On Upper Deck:36 TEU or 16 FEU

-On hatch cover: 90 TEU

Total: 310 TEU or 100 FEU

2. Một số đặc trưng chính của tàu.

a. Đặc trưng kích thước chủ yếu của tàu biển (Principal Dimensions):

+) Chiều dài tàu (Length)

LOA (Length Overall): cũng gọi là chiều dài toàn bộ của tàu, được đo từ mũi tàu đến đuôi (lái) tàu.

Chiều dài của tàu cho biết độ dài cần thiết của cầu cảng để tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa an toàn.

+) Chiều rộng của tàu (Beam/Breadth);  (m)

Chiều rộng lớn nhất (Breadth Etreme = BMAX): được đo theo chiều ngang tàu tại nơi rộng nhất.

+) Chiều sâu tàu (Depth): Chiều sâu tàu được đo theo chiều thẳng đứng từ đáy tàu đến mép trên của boong tàu (Depth Moulded). Chiều sâu tàu liên quan đến chiều sâu hầm hàng, khả năng chứa hàng của tàu.

+) Mớn nước của tàu (Draught = Draft)

Mớn nước không hàng (Light Draught )

Mớn nước đầy hàng mùa hè (Assigned Draught/ Loaded Draught/ Summer Draft)

b. Dấu chuyên chở của tàu (Load – line Marks ) và chiều cao mạn khô (Free Board):

Dấu chuyên chở của tàu (International Load Line Marks) là những đường quy định mớn nước tối đa cho phép tàu có thể chuyên chở được hàng hóa tương ứng với từng vùng, từng mùa và các khu vực kinh doanh khác nhau của tàu.

Chiều cao mạn khô (Free Board) là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đường mặt boong (deck line) đến các mức chìm cho phép của tàu. Chiều cao mạn khô của tàu được vạch theo đúng các quy định của Công ước quốc tế về mạn khô (International Convention on Load Lines) ban hành năm 1966 và sửa đổi năm 1988. Các tàu đều có giấy chứng nhận Mạn khô quốc tế (International Load Line Certificate).

Toàn bộ dấu chuyên chở được thể hiện ở hình vẽ sau:

                                                   (Deck Line)

                                                                      

                                              LTF                                                    TF

              LT                          LF                                                          F

              LS                                                                                                  T  

              LW                                  V                                        R                           S

              LW.N.A                                                                                                   W

                                                                                                                               W.N.A                                                                                                                                                                                                                           

 

  • Giải thích ký hiệu

TF; T; S,... là ký hiệu các đường nước khi tàu chở hàng thông dụng (trừ gỗ).

LT; LS; LW;… là ký hiệu các đường nước khi tàu chở gỗ.

c) Thang chia trọng tải của tàu (Ship’s Deadweight Scale)

Các thông số chủ yếu trên thang chia trọng tải liên quan đến vận chuyển hàng hóa:

- Mớn nước (Tính theo Mét hoặc Feet)

- Trọng lượng toàn phần của tàu (Lượng chiếm nước)

- Số tấn trên 1 cm chiều chìm tại các mức chìm của tàu (mục đích nhằm xác định trọng lượng hàng cần xếp lên tàu khi khai thác trên các vùng biển khác nhau).

Trong quá trình khai thác tàu, mặc dù khi tàu đỗ ở vùng nước biển (S.W) và vùng nước ngọt có mớn nước (mức chìm) bằng nhau, nhưng trọng tải tàu ở vùng nước biển (S.DWT) và vùng nước ngọt (F.DWT) sẽ khác nhau. Độ lệch về trọng lượng của tàu  lúc này là:       

                                 DQ= S.DWT-F.DWT ;   (T)

Để tàu ra biển có mớn nước mặn đạt Ts thì trong vùng nước ngọt mớn nước xếp hàng Tphải đạt mức chìm sâu hơn so với TS.

d. Trọng tải của tàu:

+) Trọng tải toàn bộ (DWT = Deadweight  Capacity)

Là hiệu số giữa trọng lượng đầy hàng và trọng lượng không hàng của tàu

+) Trọng tải thực chở của tàu (Deadweight Cargo Carrying Capacity- DC ): Là khối lượng hàng hóa tối đa mà tàu có thể chất xếp được theo dấu hiệu chuyên chở, theo vùng vận hành và theo mức quy định.

e.  Đặc trưng dung tích của tàu biển:

- Dung tích đăng ký toàn bộ của tàu (Gross Tonnage =GT): Là toàn bộ dung tích bên trong của tàu (trừ buồng lái, các buồng vệ sinh công cộng, đáy đôi, buồng hải đồ...).

GT có đơn vị đo là RT (Register Ton-  tấn đăng ký), 1RT = 100 FT3 = 2,83 M3.

GT là cơ sở để tính lệ phí cảng biển, phí qua kênh đào, phí bảo hiểm TNDS của chủ tàu.

- Dung tích đăng ký tịnh (Net Register Tonnage = NRT/NT): NT là phần của GT sau khi trừ đi dung tích buồng lái, nồi hơi, cabin và những nơi không xếp hàng, đơn vị đo của NT là RT.

- Dung tích chứa hàng của tàu (Cargo Space):  WT  < M3; FT3

Grain Space hoặc Grain capacity: WG  Bale capacity:  WB  

- Dung tích đơn vị của tàu (wT): (M3/T hoặc FT3/T)

Hệ số xếp hàng của hàng hóa (Stowage Factor -UH ) biểu thị một tấn hàng chiếm thể tích bao nhiêu mét khối (feet khối) trong hầm tàu:

f) Đặc trưng về tốc độ, công suất máy và mức tiêu hao nhiên liệu:

Tốc độ chạy không hàng <Ballast Speed  (Knots at ..... RPM)

Tốc độ chạy có hàng <Laden Speed  (Knots at ..... RPM)

Công suất máy chính <Main Engine: (KW;  BHP )

Mức tiêu hao nhiên liệu của máy chính: (T/h or T/day)

Mức tiêu hao nhiên liệu của máy phụ: (T/h or T/day)

g) Đặc trưng về hầm hàng và các thiết bị làm hàng của tàu ( HO/HA; Cargo gear)

Số lượng hầm hàng (Holds - HO): phụ thuộc vào chiều dài tàu, Số lượng hầm quyết định mức độ cơ giới hóa xếp dỡ cao hay thấp.

Số lượng miệng hầm (Hatch - HA): thông thường mỗi hầm có một hoặc nhiều miệng hầm, chúng quyết định số máng xếp dỡ và số đội công nhân trong hầm tàu.

 Các thiết bị xếp dỡ trên tàu (Cargo gear): các thiết bị này đều có nâng trọng và tầm với nhỏ hơn so với các loại thiết bị xếp dỡ trên bờ của cảng.

3. Các tài liệu và giấy tờ của tàu 

a. Hồ sơ kỹ thuật của tàu:

- Sơ đồ bản vẽ tổng thể tàu: cho biết vị trí các khoang, các buồng, kho, hầm,… trên tàu.

- Sơ đồ bản vẽ chi tiết và các thông số kỹ thuật của tàu.

- Các đồ thị và các bảng biểu mô tả các trạng thái làm việc của các thiết bị trên tàu…

b) Hồ sơ khai thác tàu vận tải biển:

+ Sơ đồ các hầm hàng, buồng khách.

+ Sơ đồ các két nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn tàu.

+ Các giấy chứng nhận của tàu do các cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trong suốt quá trình khai thác, tàu phải mang theo các giấy chứng nhận có giá trị hiệu lực dài hạn (bản sao công chứng) để chứng minh tàu có đầy đủ các điều kiện kinh doanh hợp pháp, gồm:

- Các Giấy chứng nhận (GCN) do Cục Hàng hải cấp;

- Các GCN do Cục Đăng kiểm cấp;

- GCN do các Công ty bảo hiểm cấp;

- Các GCN do cơ quan kiểm dịch quốc tế cấp;

c. Những tài liệu chuyến đi (thay đổi theo từng chuyến đi)

Ngoài các giấy tờ của tàu ở trên, trong từng chuyến đi tàu cần phải có:

  • Các giấy tờ liên quan đến thuyền viên.
  • Các sổ nhật ký của tàu.

- Các bản khai do tàu/ đại lý lập trong từng chuyến đi theo quy định của Công ước FAL65 hoặc theo quy định của IMO.

4. Các bên liên quan đến khai thác tàu

a. Chủ tàu (Shipowner):

Là người sở hữu tàu, có quyền định đoạt con tàu. Chủ tàu có thể là người vận chuyển hoặc không phải là người vận chuyển, không tiến hành kinh doanh khai thác tàu mà họ có thể cho thuê tàu như cho thuê tài sản.

b. Người vận chuyển (Carrier):

Là người trực tiếp kinh doanh khai thác tàu. Người vận chuyển có thể là Chủ tàu, có thể không phải là hủ tàu mà là người thuê tàu định hạn về để kinh doanh vận chuyển.

c.  Người thuê tàu (Charterer):

Là người có nhu cầu vận chuyển hay có nguồn hàng cần vận chuyển. Họ trực tiếp ký kết hợp đồng thuê tàu để vận chuyển hàng hóa của mình. Người thuê tàu có thể là Chủ hàng hoặc có thể là người khai thác tàu hoặc là người Đại lý trong vận tải đa phương thức.

d. Người quản lý tàu (Ship’s manager):

Là người thường xuyên kiểm tra, giám sát tình trạng kỹ thuật của con tàu. Tổ chức công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa và cung ứng vật tư kỹ thuật để đảm bảo cho tàu luôn có đủ khả năng đi biển.

e. Người gửi hàng (Shipper):

Là người có nhu cầu vận chuyển, họ đưa hàng đến cảng để giao lên tàu. Họ có thể là Chủ hàng hoặc có thể là người đại lý vận tải (gom hàng). Sau khi gửi hàng, họ có quyền yêu cầu người vận chuyển cấp cho họ bộ vận đơn đường biển.

e. Người nhận hàng (Consignee):

Là người có tên và địa chỉ trong vận đơn. Khi tàu đến cảng trả hàng, Đại lý sẽ  phát Lệnh giao hàng cho người nhận hàng theo đúng quy định.

5. Những kiến thức  cơ bản về cảng biển 

a. Khái niệm về cảng biển:

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác (Điều 59 – Bộ luật Hàng hải).

 + Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.

+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng qay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác

Cảng biển có một hay nhiều bến cảng. Bến cảng có một hay nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.

* Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển.

  • Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm: cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
  • Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.

* Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.

b. Chức năng của cảng biển

Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.

Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa và đón trả hành khách.

Cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong bãi.

Để tàu biển và các phương tiện vận tải thủy trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hóa.

c. Các tác nghiệp chính xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển.

Có các phương án tác nghiệp hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu:

+ Hàng đi thẳng: tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu lên các phương tiện vận tải sắt, bộ (ô tô) hoặc sang mạn sà lan tại cầu tàu để chuyển hàng đi hoặc theo chiều ngược lại.

+ Hàng qua kho: tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu lên cầu tàu hoặc lên bãi hoặc di chuyển từ cầu tàu vào kho (hàng lưu kho, bãi) hoặc theo chiều ngược lại.

+ Hàng sang mạn tại vũng, vịnh hoặc vùng neo: Tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu sang mạn sà lan hoặc tàu biển khác tại vùng neo để chuyển hàng đi hoặc theo chiều ngược lại.

Tin khác

Dịch vụ chuyên nghiệp

Đem đến cho Quý khách các dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp

Đối tác tận tâm

Đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng đảm bảo được quyền lợi của đối tác

Tin cậy – Hiệu quả

Đảm bảo cung cấp những dịch vụ đáng tin cậy, hiệu quả về chi phí

VOSAL - ĐẠI LÝ TÀU BIỂN & LOGISTICS VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

Ô tô VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO
VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

VOSAL Đại lý tàu biển và Logistics VOSCO

Đại lý tàu biển và Logistics

Đại lý tàu biển và Logistics

 +84 913 065 234 Đại lý tàu biển, Logistics, Vận tải hàng hoá, Kho bãi và lưu giữ hàng hoá, Sửa chữa phương tiện vận tải